Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

TOP 3 CÔNG CHÚA được xem là có công giúp nước nhà lưu truyền muôn đời.

Nàng công nữ nào đã lấy chồng người Nhật Bản để mở ra tình giao hảo giữa hai nước? Công nữ có họ tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ngọc Hoa, theo tài liệu và sự tích còn lưu giữ của Nhật Bản, bà là con gái nuôi của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1619, Công nữ Ngọc Hoa được gả cho Araki Sotaro, nhà hàng hải kiệt xuất thuộc dòng dõi Samurai sang buôn bán Hội An (Quảng Nam). Một năm sau, bà theo chồng về Nhật sống và mất năm 1645. Sau khi qua đời, bà được an táng tại chùa Daioji ở thành phố Nagasaki. Hiện nay, tại bảo tàng Nagasaki vẫn còn lưu giữ chiếc gương soi của Công nữ Ngọc Hoa. Ngoài ra, lễ hội Okunchi mở hằng năm ở Nagasaki (từ ngày 7 đến 9 tháng 10) có đám rước do thiếu nhi đóng vai vợ chồng Công nữ Ngọc Hoa đứng trên mũi một chiếc thuyền buôn. Cuộc hôn nhân này đã thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Đàng Trong và Nhật Bản lúc bấy giờ. (Chưa tìm được hình ảnh thật rõ của người. Có sẽ cập nhật sau :3). Nàng công chúa có công mang về vùng đất thuộc tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ngày nay

Cướp biển đâu chỉ là nghề của nam.

Top những nữ tướng cướp nổi khiếp sợ của biển cả. 1. Trịnh Nhất Tẩu Không chỉ thuộc hàng nữ tướng danh tiếng mà  Trịnh Thị  còn được nhắc đến như một trong những cướp biển khét tiếng nhất mọi thời đại. Bà xuất thân là một kỹ nữ ở Trung Quốc. Năm 1801,  Trịnh Thị  bị những tên cướp biển bắt cóc và sau đó, bà cưới  Trịnh Nhất  - thuyền trưởng của hạm đội cướp biển Cờ Đỏ. Có thể nói,  Trịnh Thị  là nhân vật quyền lực nhất trong lịch sử hải tặc, không chỉ riêng trên vùng biển của Trung Quốc mà trên toàn thế giới. Dưới sự chỉ huy của cả 2, hạm đội phát triển lớn mạnh từ 200 lên đến 1700 - 1800 thuyền. Khi  Trịnh Nhất  chết, dưới trướng họ có hơn 70.000 hải tặc. Tiếp nối sự nghiệp của chồng,  Trịnh Nhất Tẩu  trở thành thuyền trưởng của hạm đội và vùng vẫy ngoài biển khơi, gieo rắc nỗi khiếp sợ lên khắp tàu bè. Cờ Đỏ lúc ấy được nhắc đến với cái tên  “Nỗi khiếp sợ của Biển Trung Hoa” . Sự lớn mạnh của nó biến  Trịnh Thị  trở thành kẻ thù số một của chính phủ. Một hạm đội Mãn Thanh cùng quân t

SỰ KHÁC NHAU GIỮA 2 BỘ NÃO NỮ VÀ NAM.

Vì sao phụ nữ lại nói nhiều? Điều tạo nên sự khác biệt là gì? Hay bị gán mác nói nhiều. Khi phái đẹp túm tụm lại với nhau, họ nói lan man đủ thứ chuyện xảy ra trong cuộc sống, từ chuyện con cái, vợ chồng, công việc... Hãy để ý mà xem, khi hai vợ chồng ngồi xem tivi, nhất là xem phim, bao giờ anh chồng cũng phải bảo vợ bớt nói để mình tập trung hơn. Đàn ông chỉ có thể làm một trong hai việc, hoặc nói chuyện, hoặc xem tivi. Và tất nhiên, phái mạnh không thể hiểu vì sao phụ nữ lại làm được nhiều việc cùng một lúc. Trong khi ấy, phụ nữ lại cho rằng nói chuyện là cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ. Họ nghĩ thật tẻ nhạt khi hai người ngồi im xem tivi như hai củ khoai tây. Cũng tương tự như vậy, trong gia đình, mẹ nói chuyện với con gái nhiều hơn là nói chuyện với con trai. Lý do đơn giản là vì con gái sẵn sàng trả lời câu chuyện của mẹ. Trong khi cậu con trai chỉ trả lời cụt ngủn và không có thiện chí phát triển câu chuyện thêm. Vì sao phụ nữ cần phải nói nhiều? Não của đàn ông được chia

Tuyệt vời! Những bức tranh vẽ tường của COSIMO CHEOMO CAIFFA

Cre: piximus

TOP Những cái chết "Nhảm" của những bậc Hoàng Đế nổi tiếng.

Chết đói chết khát vì nghiện rượu Trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều vị hoàng đế nghiện rượu, nhưng người có cái chết kì quái vì rượu thì chỉ có một Bắc Tề Văn Tuyên Đế Cao Dương. Bắc Tề Văn Tuyên Đế là vị hoàng đế khai quốc của triều đại Bắc Tề. Trước khi trở thành hoàng đế, Cao Dương là người rất nghiêm khắc, ít nói cười, nhưng sau khi lên ngôi, lại trở thành một người nghiện rượu. Văn Tuyên Đế mỗi khi say rượu thì trở nên quá hưng phấn hết trèo lên nóc nhà lại đu lên dầm nhà. Do uống rượu quá độ nên Văn Tuyên Đế mắc chứng biếng ăn, không ăn được cũng không uống được nên cuối cùng đã qua đời vì chết đói chết khát. Chết vì bị cung nữ lấy gối đè Đông Tấn Hiếu Vũ Đế Mã Tư Diệu (361-396) là hoàng đế thứ 9 của triều Đông Tấn. Giống như những hoàng đế khác, Mã Tư Diệu rất thích uống rượu. Vào một ngày năm 396, Mã Tư Diệu cùng Trương Quý Nhân cùng nhau uống rượu ở cung điện mùa hè. Vì uống say nên hai người cãi nhau, do cãi không lại được với Trương Quý nhân, Hiếu Vũ Đế liền nói  “Nàng đ

20 SỰ THẬT VỀ TRÁI ĐẤT CHƯA CHẮC BẠN ĐÃ BIẾT

1. Kiến tạo mảng giữ hành tinh "thoải mái" Trái Đất  là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời có các mảng kiến tạo. Về cơ bản, lớp vỏ bên ngoài của Trái Đất được chia thành nhiều phần được gọi là " mảng kiến tạo ". Đó là những thứ nổi lên bên trong mắc ma của Trái Đất, có thể di chuyển sang các hành tinh khác. Khi hai phiến đá va chạm nhau, một phiến đá sẽ bị đẩy ngược lại ( xuống phía dưới phiến đá khác ) và nơi chúng tách dời nhau sẽ hình thành lớp vỏ mới. Mảng kiến ​​tạo của Trái đất. (Nguồn ảnh: msnucleus.org). Quá trình này có nhiều lý do quan trọng. Nó không chỉ kiến tạo lại bề mặt và hoạt động địa chất ( như: động đất, sự phun trào núi lửa, núi khối tảng và hình thành rãnh đại dương ), mà thực chất còn là chu kỳ cacbon. Khi các thực vật nhỏ xíu trong đại dương chết đi, chúng sẽ rơi xuống đáy sâu của đại dương. Trải qua thời gian dài, những tàn dư trong cuộc sống, một lượng lớn cacbon bị đẩy ngược vào bên trong Trái đất và tái tạo lại. Điều này làm cho cacbon r